Thứ Sáu, 5 tháng 2, 2016

CÓP &PẾT.

Pết này : "Từ mốc son thời gian năm 2015, góp phần nhìn lại và tổng kết toàn vẹn và sâu sắc thực tiễn cách mạng gần 30 năm tiến hành sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước, dưới ngọn cờ của Đảng, nhằm không ngừng phát triển lý luận, bảo đảm tiếp tục phát triển con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, ở đây, tập trung tổng kết toàn diện và phong phú 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI (2011 - 2015), tiến tới Đại hội XII của Đảng. Với dung lượng 1.084 trang, cuốn sách gồm 4 phần, với 127 bài viết, bài nói, bài trả lời phỏng vấn, được công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng trong nước và ở nước ngoài..., trong thời gian 5 năm qua, kể từ năm 2011."
Pết này :
 'Không có gì to tát'.
"Hôm 27/1, trao đổi với BBC từ Hà Nội, luật sư Hà Huy Sơn cho hay: “Tôi không quá quan tâm đến chuyện ông Trọng tại vị hay ai đó sẽ thay ông ngồi vào ghế tổng bí thư. Vì theo tôi, sau kỳ đại hội này, bản chất của Đảng Cộng sản vẫn thế, vai trò cá nhân không giúp thay đổi gì”.

“Tôi không hy vọng cũng chẳng thất vọng vì bất kỳ cá nhân nào trong Đại hội 12 cả, vì khi đọc qua cương lĩnh, tôi thấy họ chẳng có thay đổi gì. Trước tình hình này, tôi nghĩ người dân chỉ còn có cách đòi quyền công dân của mình và hiểu rằng điều đó chỉ xảy đến khi mình đấu tranh đòi Hiến pháp 2013 về Quyền Con người phải được thực thi”, luật sư nói thêm.

Cùng ngày, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn, Đại học New South Wales, Úc, bình luận trên mạng xã hội:
“Bài phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng trong Đại hội 12 hơi dài, với 10.242 từ, có rất nhiều sáo ngữ và khẩu hiệu. Ông dùng từ "đảng" nhiều nhất, lên đến 107 lần nhưng chỉ dùng từ "cộng sản" chỉ một lần. Cụm từ "xã hội chủ nghĩa" (22 lần) có tần số xuất hiện cao hơn cả từ "tổ quốc" (chỉ 18 lần). Ông có vẻ không thích dùng những chữ tiêu cực, từ "suy thoái" chỉ được nhắc đến 8 lần, "tham nhũng" (13).
"Ông có vẻ không thích từ "nhân quyền" (0 lần) và "tự do" (2 lần), nhưng ông thích "dân chủ" (28 lần). Tuy nhiên, đọc kĩ thì chữ "dân chủ" ở đây không phải là thể chế, mà là ý nghĩa theo cách hiểu dân chủ trong đảng”.
Theo giáo sư Nguyễn Văn Tuấn thì
“Bài phát biểu của ông Trọng đề cập nhiều đến "đảng" nhưng cũng nói nhiều đến đổi mới và xây dựng.
"Do đó, dù ông là người bảo thủ nhưng qua bài này ông có vẻ gửi một tín hiệu về đổi mới. Tuy nhiên, không nên quá kỳ vọng "đổi mới" thể chế, vì bài phát biểu của ông chỉ nói về đổi mới tăng trưởng, đổi mới kinh tế, đổi mới giáo dục, đổi mới tài chính, đổi mới quốc hội, đổi mới tổ chức. Không có hỵ vọng gì to tát cả”.
Ad chia sẻ ảnh chụp TBT Nguyễn Phú Trọng trong các kỳ đón lãnh đạo nước ngoài đến thăm Việt Nam và một số chuyến ̣thăm Vatican, Anh, Hoa Kỳ của ông những năm qua."
Hết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét