Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2013

TÌNH..ĐỜI ĐỜI...

Sáng dậy đang buồn vì sắp đến kỷ niệm ngày lễ lớn của dân tộc và người lao động (là mình)  30-4 và 01-5, chắc trên VTV sẽ dành nhiều thời lượng cho những điều đã biết thì nghe bản tin này: 
Tin " Nhân dịp kỷ niệm ngày chiến thắng 30-4 và ngày quốc tế lao động 01-5 một tin vui mới đến với nhân dân cả nước, quần đảo Hoàng sa mà cụ thể là hai đảo Hoàng sa và Phú lâm đã đón lượt khách du lịch thứ 2 triệu tới thăm đảo, hầu hết khách tới đảo đều thăm tượng đài Hữu nghị Việt - Trung trên đảo Hoàng sa, nơi ghi nhận mối tình vừa là đồng chí vừa là anh em của chính phủ và nhân dân Trung quốc ..."
Hậu tin "Nội dung tin này dựa trên giả thiết : Trung quốc đã trả cho Việt nam các đảo (trong đó có Phú lâm ) mà Trung quốc đã giữ hộ từ năm 1956, các đảo ( trong đó có Hoàng sa ) mà Trung quốc đã chiếm hộ từ năm 1974. Không có chuyện biên giới phía bắc Việt nam năm 1979. Không có chuyện Gạc ma năm 1988 Không có ...." Hết tin.
Hóa ra là mơ, một giấc mơ đẹp, rất đẹp.
Nhưng chuyện này thì thật : Công ty Gang thép thái nguyên, nay là Công ty cổ phần Gang thép thái nguyên, do Trung quốc giúp ta xây dựng năm 1959 có vị trí lúc đó là " Khu công nghiệp đầu tiên của tổ quốc". Trong mặt bằng Công ty có một bể nước, dung lượng 4.000 m3 ở trên cao, gọi là Bể cao để dự trữ nước cho sản xuất. Trên bể có dòng chữ "Tình hữu nghị Việt Trung đời đời bền vững", chữ cắt bằng thép tấm và liên kết bằng hàn, sau nhiều năm sử dụng hỏng một vài chữ cái. Cuối thập kỷ 90 của thế kỷ trước, khi chuẩn bị cho dự án đầu tư vào Gang thép thái nguyên ( sau này gọi là giai đoạn 1 ). Xí nghiệp Năng lượng ( nay là Chi nhánh xí nghiệp Năng lượng ) được giao nhiệm vụ sửa chữa dòng chữ trên, Anh Quang ở Phòng kỹ thuật là người lập phương án, khi lập phương án người lập viết tắt thế này : Phương án sửa chữa dòng chữ " Tình ... đời đời ..." trên bể cao. Khi duyệt phương án tại công ty, Anh Đỗ Quyền Phó tổng giám đốc ngần ngừ rồi vừa nói vừa ký " ừ thì tình đời đời, đúng là tình đời đời " nói xong thì ký xong. Hiện Anh Quang đang làm tại Ban Quản lý dự án giai đoạn 2 của Công ty cổ phần Gang thép thái nguyên ( vơ vào một tí,  một tí thôi, mình cũng đang làm ở đó ).
Bút tái : Nếu có ai tò mò muốn biết đã hỏng những chữ cái nào liên hệ với Anh Quang để biết ( cũng vui lắm đó ). Ngoài ra Anh Quang có vài chuyện nữa mà mình có thể nói là : Một trong vài người để lại ấn tượng rất mạnh trong ký ức của mình, mình sẽ viết sau cái tí này.

Thứ Năm, 25 tháng 4, 2013

NGHIÊNG KHÔNG?

Đọc bài : Đất nước có bao giờ buồn thế này chăng?  link ĐÂY .
Mới nhớ một vài chuyện về Nguyễn Khoa Điềm đọc trên các báo. Chuyện là khi về hưu Ông đạp xe đi thăm bạn văn, thơ và đạp suốt dọc đê sông Đuống để rồi thốt lên : Nghiêng thật
"Sông Đuống trôi đi
Một dòng lấp lánh
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ "
Trích thơ Hoàng Cầm.
Sau đó trả nhà cho Nhà nước ở Hà nội về quê sống.
Chuyện là Ông nói vui chỉ giữ lại "hai viên", không phải hai viên ấy đâu mà là Đảng viên và hội viên Hội nhà văn. Bởi vậy khi Ông Phan Diễn (khi đó đã về hưu) đến thăm Ông Nguyễn Khoa Điềm thì xuất hiện một câu thưa quá hay " Bác thay áo quần để cháu chở lên… khách sạn cho bác Diễn… thăm!"  Trích nguyên văn. Chú văn phòng này không đánh máy sai mà thưa câu để đời nhỉ.
Lại thấy Ông Trần Mạnh Hảo viết : Hãy để anh Điềm được quyền làm một nhà thơ công dân, được quyền mặc áo vải, được nói thật với trang giấy và độc giả bằng những vần thơ nhỏ máu…Bài đã dẫn trên.
Liên hệ vui : Ông Tố Hữu có công nhận sông Đuống nghiêng không?  nếu công nhận thì nó nghiêng theo mặt phẳng đứng hay ngang? Chỉ biết rằng lúc gần cuối đời Ông có nói với Ông Phùng Quán "Cậu muốn làm một người hát rong cho nhân dân", Phùng Quán đáp "Cậu đã không làm được rồi".

NGHIÊNG KHÔNG


Đọc bài : Đất nước có bao giờ buồn thế này chăng?  link ĐÂY .
Mới nhớ một vài chuyện về Nguyễn Khoa Điềm đọc trên các báo. Chuyện là khi về hưu Ông đạp xe đi thăm bạn văn, thơ và đạp suốt dọc đê sông Đuống để rồi thốt lên : Nghiêng thật

"Sông Đuống trôi đi 
Một dòng lấp lánh 
Nằm nghiêng nghiêng trong kháng chiến trường kỳ " 
Trích thơ Hoàng Cầm.
Sau đó trả nhà cho Nhà nước ở Hà nội về quê sống.
Chuyện là Ông nói vui chỉ giữ lại "hai viên", không phải hai viên ấy đâu mà là Đảng viên và hội viên Hội nhà văn. Bởi vậy khi Ông Phan Diễn (khi đó đã về hưu) đến thăm Ông Nguyễn Khoa Điềm thì xuất hiện một câu thưa quá hay " Bác thay áo quần để cháu chở lên… khách sạn cho bác Diễn… thăm!"  Trích nguyên văn. Chú văn phòng này không đánh máy sai mà thưa câu để đời nhỉ. 
Lại thấy Ông Trần Mạnh Hảo viết : Hãy để anh Điềm được quyền làm một nhà thơ công dân, được quyền mặc áo vải, được nói thật với trang giấy và độc giả bằng những vần thơ nhỏ máu…Bài đã dẫn trên.
Liên hệ vui : Ông Tố Hữu có công nhận sông Đuống nghiêng không?  nếu công nhận thì nó nghiêng theo mặt phẳng đứng hay ngang? Chỉ biết rằng lúc gần cuối đời Ông có nói với Ông Phùng Quán "Cậu muốn làm một người hát rong cho nhân dân", Phùng Quán đáp "Cậu đã không làm được rồi".


NÓI RÕ

Có thắc mắc về Hiến pháp và Pháp luật.
Ở bài  CÙNG VIẾT HIẾN PHÁP  link : ĐÂY  mình viết giản dị về Hiến pháp thế này : "Hiến pháp là Hương ước của một nước, do Công dân làm ra giao cho một số người gọi là gì thì tùy (có thể là Nhà nước, cho hiện đại) có người đứng đầu (có tên riêng, chọ, xa, hù, dũ chẳng hạn) gọi là gì thì tùy (có thể là Chủ tịch nước, cho hiện đại) thực thi lại giao cho một số người nữa gọi là gì thì tùy (có thể là Quốc hội, một viện hay hai viện gì đó) giám sát.  Nói gọn là : NHÂN DÂN LẬP RA HIẾN PHÁP GIAO CHO NHÀ NƯỚC THỰC HIỆN LẠI GIAO CHO QUỐC HỘI GIÁM SÁT."
Pháp luật là do Quốc hội làm ra ( từng luật cụ thể ) để thực thi hiến pháp ( ví dụ : thế nào là tự do ngôn luận, nói cái gì? nói ở đâu? thì được/thì không được ) được quốc hội biểu quyết để ban hành và công bố cho toàn dân thực hiện. Nhà nước thực hành việc duy trì pháp luật bằng các chế tài cụ thể do nhà nước ban hành. Dự thảo luật về nguyên tắc do quốc hội xây dựng, dự thảo một luật cụ thể có thuê nhà nước, hội luật sư hoặc một nhóm người nào đó do quốc hội thuê.
Xin nói thêm : Luật thì phát triển và cập nhật theo cuộc sống, nếu có ô tô thì làm luật cho ô tô tham gia giao thông, nếu người dân tham gia giao thông bằng khinh khí cầu thì làm luật cho khinh khí cầu tham gia .....
Nếu và nếu nữa thì xin xem ở bài : NẾU QUỐC HỘI LÀ QUỐC HỘI.

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2013

PHÂN BIỆT

Có sự phân biệt trong cuộc sống. Phân biệt nhỏ là toilet dành riêng cho nhân viên bệnh viện, nhỏ nữa là nhân viên bệnh viện được đi xe máy trong khuôn viên bệnh viện còn người nhà và bệnh nhân không được đi vì ồn vì ô nhiễm và  nhiều ví dụ nữa...Lớn là có quốc tang cho từng người từ trần chứ không phải cho nhiều người trong thảm họa, lớn là có nghĩa trang ghi tên từng người xây sẵn ... và nhiều ví dụ nữa.
Có sự phân biệt lớn nhất trong lịch sử thế giới đó là phân biệt chủng tộc, nhưng phân biệt chủng tộc dù là phân biệt với số đông người, rất đông người vẫn là một con số đếm được. Phân biệt công việc, đối sử thì không xác định số người bởi mỗi cá nhân đều có sự thay đổi cương vị nào đó trong cuộc đời mình.
Có những phân biệt ấy là do các qui định, các loại qui định trong quản lý xã hội, một xã hội có sự quản lý, lãnh đạo xã hội. Trong xã hội dân sự hầu hết các qui định đó tự mất đi hoặc đó là tự qui định (qui định cho chính mình, nhóm mình, bộ phận mình),  đó là xã hội tự quản lý xã hội.

Thứ Ba, 23 tháng 4, 2013

CÁI KẺNG

Mình sinh năm 1954, trong cuộc đời biết đến mấy loại kẻng sau :
Kẻng trước năm sinh đọc trong sách báo để chống lũ, lụt, giặc giã.
Kẻng hồi Hợp tác xã nông nghiệp để báo giờ đi làm đồng, đi họp.
Kẻng ở các khu tập thể để báo thức, giờ đi làm, các giờ sinh hoạt khác.
Đặc biệt kẻng báo động phòng không để bộ đội, dân quân, tự vệ chuẩn bị chiến đấu và nhân dân phòng tránh. Đây là loại kẻng rõ nhất trong ký ức bởi mình sống trọn thời đó và là bộ đội phòng không.
Bây giờ lại đọc thấy kẻng này sau mấy chục năm không còn kẻng vì không dùng và vì bán sắt vụn hết rồi. Mình thắc mắc kẻng này làm bằng gì và nếu làm bằng sắt thì ở đó không có người nghiện sao, mà chưa mất? Hay người nghiện ở đó cũng tự giác giữ gìn vì sự cần thiết của kẻng. Xin xem : Ở ĐÂY

Chủ Nhật, 21 tháng 4, 2013

MẶC ĐỊNH


Viết để giải đáp cho NGHỊCH ĐẢO., có thắc mắc chưa rõ về ví dụ, xin được giải đáp như sau (theo ý thô thiển vì không có nhiều hiểu biết của người viết) :
Với Căm pu chia : Do có tín nhiệm, Đảng nhân dân cách mạng vẫn chiếm ưu thế trong Quốc hội và do vậy vẫn lãnh đạo đất nước vài nhiệm kỳ nữa và nếu trong vòng chục năm tới, Đảng đưa ra được một gương mặt lãnh đạo mới có sức thuyết phục thì khả năng lãnh đạo Đất nước nhiều năm là chắc chắn.
Với Myanmar , dường như phe quân sự đang lãnh đạo đất nước đã lập kế hoạch rất rõ cho tiến trình dân chủ, nên chủ động cử đại diện đủ uy tín đ lãnh đạo (thông qua bầu cử), từ vị trí lãnh đạo cao nhất này đã lần lượt làm các việc thả tù chính trị, cho phe đối lập hoạt động và tham gia tranh cử bổ xung, cùng phe đối lập lãnh đạo đất nước, thực hiện tự do báo chí và một số quyền dân chủ cơ bản khác. Ở đây xin nói thêm phe quân sự vẫn nguyên đội ngũ và Đất nước chưa sửa Hiến pháp, vì vậy lúc đầu phe đối lập không đồng ý tuyên thệ tại Quốc hội nhưng sau đó đồng ý với sự thống nhất sửa sau. Một cách tự diễn biến rất chủ động và khẩn trương.
Với Singapore thì rõ ràng, Đảng hành động nhân dân dù bị các đảng khác chỉ trích, vẫn lãnh đạo từ khi lập quốc thông qua bầu cử tự do và đưa đất nước thành một nước phát triển.
Một lần nữa quan điểm của người viết là Đảng nên tự diễn biến. Tự mình lập kế hoạch và hành động khẩn trương. Tất nhiên tự diễn biến theo chiều và tốc độ nào thì nhân dân là bên kiểm chứng, đó là mặc định.

Thứ Bảy, 20 tháng 4, 2013

THỞ PHÀO

Thở phào TIN
Thở phào vì Obama vẫn có thể chính sách mở rộng đối thoại để phát triển kinh tế.
Thở phào vì nước Mỹ tránh phải tiến hành một cuộc chiến tranh trả đũa như sau vụ 11-9 khi vừa khỏi ốm, khi các chỉ số kinh tế gần như năm 2007.
Thở phào vì Nga-Mỹ có cớ để xích gần nhau hơn trong cuộc chiến chống khủng bố.
...
Nếu Triều tiên không tự sát thì cả thế giới có thêm ít năm để phát triển.

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2013

ĐĂNG LAỊ

Thấy hay đăng lại :  Sự trăn trở của một kẻ lười biếng

THÁI ĐỘ


Xem ảnh bà Doan thắp hương cấp Nhà nước (đại diện cho Nhà nước và Nhân dân Việt nam) mở đầu lễ giỗ Tổ :


Chợt nhớ : Mình và các bạn Công nhân của mình có khi đang làm việc thì phải đi dự lễ hiếu nên không kịp thay trang phục cho phù hợp, khi làm lễ một cách rất tự nhiên mọi người đều chỉnh trang lại trang phục, hoặc cài lại khuy áo comlet/ hoặc khuy cổ áo sơ mi/ hoặc khuy măng séc  …vv. Đó là thái độ với việc mình làm. Một Phó Chủ tịch Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, một người rất cẩn tắc trong lễ tân, lễ tiết để thay mặt Nhà nước mình, Nhân dân mình thắp hương, Bà đã cẩn tắc chọn một trang phục dự lễ Tế Tổ cho Dân tộc Việt, đó là thái độ của bà.
Liên hệ thêm : Khi Bà Doan phát biểu đánh giá về mức làm chủ của người dân ở một quốc gia “dân chủ vạn lần hơn”. Liên hệ với phát biểu “Liên xô vẫn là tiền đồn của phe XHCN” của Chị, Em dân quân Ngư thủy, Quảng bình vào năm 2000 với đoàn nhà báo khi họ lội bộ vào thăm nơi ở của họ. Mới thấy cùng là biểu lộ niềm tin, một niềm tin ngây thơ, trong trẻo đến phát khóc của chị em dân quân mấy chục năm không có thông tin về Liên xô đã tan rã vào năm 1991 và một niềm tin toan tính, nhừa nhựa đến phát ợ của một người bây giờ đang có nhiều thông tin nhất nước. Đó cũng là thái độ, thái độ với niềm tin của mình.

Chủ Nhật, 14 tháng 4, 2013

TRỜI

GDP bình quân đầu người của Việt nam là : 1.540 USD và của Triều tiên 1.800 USD link : ĐÂY  và  ĐÂY NỮA
Hãy nói ít thôi, ít thôi Tôi ạ. Sau bao nhiêu năm thắng lợi vẻ vang, tăng trưởng ngoạn mục ...
TRỜI.

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

NGHỊCH ĐẢO

Nghịch đảo trong toán học giống như phủ định trong khoa học và xã hội, nhưng phủ định cần một thái độ vì do con người đặt ra/đưa ra và còn có tự phủ định.
Nghịch đảo TRẬT TỰ có là HỖN ĐỘN và nghịch đảo HỖN ĐỘN có là TRẬT TỰ. Trong lịch sử hiện đại Trung quốc đã có hai lần "nghịch đảo" đều do một người lãnh đạo, cuộc cách mạng văn hóa và sau đó bè lũ bốn tên. Cuộc cách mạng văn hóa mà nòng cốt là Hồng vệ binh rũ rối xã hội trung quốc, xét sử bốn tên lập lại xã hội. Người đó đã rất tài để làm được/làm xong mà không trượt khỏi tầm khuynh loát của mình. Nêu ra như vậy để nói rằng muốn nghịch đảo xã hội phải đủ tài mới làm được nếu không đủ tài nó sẽ nghịch đảo mình trước, điều thứ hai là cái giá mà xã hội phải trả cho quá trình nghịch đảo là rất đắt.
Không nghịch đảo thì sao?. Hãy tự diễn biến. Nhưng tự diễn biến cũng cần đủ tài/dũng cảm để nó không diễn biến mình và lộ trình phải nhanh để xã hội trả giá thấp (nếu lâu có thể còn đắt hơn nghịch đảo hoặc lại biến thành nghịch đảo).
Sau vài kiến giải trên bây giờ xin phép đôi điều suy nghĩ về đề nghị sửa đổi Điều 4 Hiến pháp (link : ĐÂY ) và Hiến pháp.
Theo Tôi hãy "nhận" và nên đưa ra lộ trình cụ thể cải cách thể chế chính trị của đất nước. Hiến pháp nên có một điều về Lập hội, lập đảng để tự diễn biến dần chữ "nhận" ở trên, tránh khiên cưỡng, đến khi có cạnh tranh bình đẳng thì sẽ sửa lại. Và như vậy điều quan trọng là ở vế sau : Có lộ trình và có điều về lập hội, lập đảng chứ không quan trọng ở 'nhận", "tự nhận", "khẳng định".
Ví dụ: Nhiều năm rồi xã hội Căm pu chia đều do Đảng nhân dân lãnh đạo. Ở Sinh ga po cũng vậy và nhiều ví dụ khác.

Thứ Năm, 4 tháng 4, 2013

SỢ VÃI

   Hôm trước mình chỉ dám dùng từ khiếp chưa để trêu Obama về số tỉ phú trên số dân ở Việt nam (tất nhiên là VNĐ).
   Hôm nay thì phải dùng là sợ vãi (vẫn thấy non) về việc người Viêt nam quan tâm đến sửa hiến pháp, 26 triệu ý kiến tham gia (theo thời sự VTV). Vâng 26 triệu trên 90 triệu người (từ trẻ sơ sinh đến cụ già đang đến mộ phần), 26/90 hãy tưởng tượng đi.
  Xin lỗi Tôi lại tính non, tính đúng là 26/88,78 (đều là thông tin chính thống của báo, đài trung ương nhé). Lại tính tiếp nhé 26/67,1; (67,1 triệu người từ 15 tuổi trở lên) và 26/63 (khoảng) cử tri hợp lệ. và 26/ Bao nhiêu người trong số 63 triệu người (khoảng) có đủ năng lực hành vi (đọc, nghĩ, viết) để góp ý.
Tôi sẽ rất ngưỡng mộ ai dùng từ khác chính xác hơn thay thế từ Tôi dùng và sẽ cảm ơn lắm lắm. Tạm SỢ VÃI.
* Bổ xung ngày 07/4/2013. Riêng tỉnh Bình dương tính đến ngày 27/3/2013 link ; SAU
Như vậy, cả đợt 1 và đợt 2, toàn tỉnh có 44.459.628 ý kiến đóng góp. Trong đó, tổng số ý kiến tán thành là 40.084.170; tổng số ý kiến không tán thành là 657 ý kiến; tổng số ý kiến góp ý sửa đổi là 2.638 ý kiến; tổng số ý kiến góp ý bổ sung 1.115.
Tôi copy và paste một đoạn trong bài đã dẫn với ý đồ chứng minh rằng số ý kiến tương đương với số người góp ý : (40.084.170/44.459.628 tán thành) và để tránh "lỗi Chú đánh máy " nếu có.
Giả sử tất cả các tỉnh thành trong cả nước thì là ?. Thôi chả nhân nữa, cứ tính một phần ba dân số thế giới thôi. Bây giờ SỢ VÃI RA.