Thứ Hai, 27 tháng 10, 2014

LÀM BÁO BẨN.

Mình chụp màn hình này :

và đánh dấu hai bài viết, Hai bài này đều lấy từ trang khác nhưng chung ở chỗ : Cách đưa tin bài giống hệt đưa tin bài trong "vụ Tướng Quắc". Mặc dù đã xem hai bài trên ở trang tin khác, nhưng trang đó không có uy tín nên đọc để biết vậy thôi. Còn trang này rất cần có uy tín nên không được làm báo bẩn.

Chủ Nhật, 26 tháng 10, 2014

SỐNG KHỔ QUÁ.

Xin trích một đoạn trong bài : "Theo ĐB tỉnh Thanh Hóa Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm UB Các vấn đề xã hội, nêu một ví dụ cho thấy bất cập của cách tính lương hưu hiện hành.
lương hưu, bảo hiểm xã hội
ĐB Bùi Sỹ Lợi
"Nếu được hưởng lương hưu bằng 75% của 5 năm hoặc 10 năm cuối trước khi nghỉ thì hiện có 1 trường hợp rất đặc biệt là ông Nguyễn Minh, nguyên Tổng giám đốc nhà máy bia Huda Huế hiện hưởng lương hưu 65 triệu đồng/tháng, cao hơn rất nhiều lương của Chủ tịch Quốc hội hiện nay", ông Lợi cho hay." 
Mình thấy người phát biểu đã nói thiếu : Giám đốc bia Huda đã đóng bảo hiểm bao nhiêu trong một tháng? Chỉ nói vậy dễ gây hiểu lầm chế độ lương hưu hiện nay quá lợi cho người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Ngoài ra nếu thiết kế chính sách, khi phân tích phải toàn diện, phải nói thêm lương của Chủ tịch Quốc hội là bao nhiêu? đóng bảo hiểm hằng tháng được bao nhiêu, có đóng thuế thu nhập cá nhân không, nếu đóng thì bao nhiêu?. Sao chính sách lại bất cập làm vậy?. Một giám đốc doanh nghiệp cấp tỉnh có lương hưu hằng tháng cao hơn rất nhiều lương của Chủ tịch Quốc hội hiện nay thì có bất cập không. Tại sao? Dẫn số liệu phân tích ra chứ nhỉ, nói khơi khơi vậy sao?
Ở các nước phát triển, cá nhân mỗi người thường tự hào đã đóng bao nhiêu thuế cho nhà nước, bao nhiêu bảo hiểm cho các công ty. Nộp thuế để xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nộp thuế là nghĩa vụ của công dân mà, khẩu hiệu ở nước mình thường thế, đóng thuế là yêu nước mà, các quan chức cấp cao nước mình thường hô hào vậy, đóng bảo hiểm là nhân đạo, nhân văn mà, là mình vì mọi người mà, là trách nhiệm cộng đồng cao cả mà. Thuế thu nhập cá nhân (lương, bổng) và bảo hiểm xã hội bắt buộc là hai sắc đóng được thánh thót vang ca như trên mà, cũng như các nước phát triển mà. Xin kể thêm, cách nay hơn 20 năm, mình có đọc trong báo Nhân dân bài phê bình bảo hiểm hưu trí của các nước tư bản là chiếm dụng vốn của người lao động, đại loại lý luận rằng thu của công nhân nhiều năm sau mới trả lại, thu nhiều trả ít. Liệu ở nước ta có thu ít trả nhiều cho người đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không? Bị bắt buộc đóng ít mà được trả nhiều thế, gọi bắt buộc làm chi? hay bắt buộc nhận thưởng? Đất nước vạn, triệu lần hơn rồi sao.
Hãy biết rằng Bill Gates không có lương hưu do bảo hiểm xã hội bắt buộc trả để có thể ví von : Đóng góp cho xã hội nhiều như Bill Gates, mà không có lương hưu, lương hưu của cựu giám đốc Huda là quá cao, đất nước mình tuyệt không? (không so sánh được về số liệu, phép toán so sánh số lần hơn không có nghĩa khi chia 65,2 triệu đồng cho 0 đồng). Nếu chi trả đang quá cao thì trả thấp đi à, căn cứ vào đâu? nếu trả thấp mọi người không đóng bảo hiểm xã hội nữa, tự dành dụm tiền để chi dùng khi nghỉ việc à, nếu vậy bảo hiểm bắt buộc sống bằng chi? Hì hì. Để thấy rằng lương hưu hằng tháng của mỗi người là một phép tính luỹ kế theo đóng góp của từng năm được tính thêm lãi suất cho đến khi được thụ hưởng, chia cho thời gian thụ hưởng bình quân theo giả định hoặc theo pháp luật đối với bảo hiểm xã hội bắt buộc của nhà nước. Đấy là nói chung cho người lao động có đóng bảo hiểm bắt buộc, chứ không bàn tới Chủ tịch Quốc hội hay nguyên thủ Quốc gia khác của nước ta. Mình tò mò thử với các cụm từ "lương hưu của Chủ tịch Quốc hội Việt Nam" hoặc " ... Thủ tướng Việt Nam" hoặc " ... Chủ tịch nước Việt Nam" hoặc " .. Tổng bí thư Việt Nam" thì google không có kết quả khả dĩ, chỉ trả về nhiều tin theo lương hưu 65,2 triệu như đang bàn. Như vậy có thể giả định lương hưu của các quan chức cao cấp quốc gia Việt Nam do pháp luật quy định chứ không theo đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Không có số liệu để xem xét..??.
Lại bàn, lương hưu mà cao hơn rất nhiều lương của Chủ tịch Quốc hội hiện nay thì : Chủ tịch Quốc hội sống khổ quá, dưới mức của người hưu rất nhiều, khổ sở thế làm sao có sức để làm việc cho dân cho nước. Qua phát biểu đã trích trên tại Quốc hội, mình mới biết Chủ tịch Quốc hội sống thiếu thốn và khổ sở quá, người về hưu còn có tiền kương hưu để sống rất nhiều cao hơn. Sống khổ quá. Hu hu!.
* 10 giờ ngày 27/10/2014 : Xin bổ xung một số liệu đã được báo nêu Sếp nhận lương hưu 65 triệu đồng tháng : Nói về lương của tôi là vô duyên., nên đọc để hiểu Giám đốc bia Huda Huế đóng bảo hiểm thế nào? 

Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

HỌC THẾ NÀO.

Mình chợt nhớ chuyện vui trong thi tốt nghiệp phổ thông trung học, cũng có thể trong thi đầu vào đại học. Một thí sinh thi xong, nói chuyện cùng ông Anh đã ném phao cho mình : 
- Anh : Thế nào? Có chép được hết không?.
- Thí sinh : Thời gian thoải mái, giám thị coi dễ, chép hết không bỏ chữ nào, thật tuyệt.
- Anh : Sao không bỏ chữ nào, phải bỏ đi một đoạn chứ!
- Thí sinh : Đoạn nào?
- Anh : Thì đoạn sai. Tao đã mở ngoặc ghi rõ (không chép đoạn này) rồi mà.
- Thí sinh : Thì Em cũng chép thế, kể cả ngoặc đơn như của Anh. Thầy chấm phải hiểu chứ! ớ .. ớ.
Nay đọc đoạn này trong bài đã dẫn "5. Đồng nghiệp, hướng dẫn nghiên cứu sinh. Sau khi đọc nội dung NCS gửi, thấy rút điện thoại ra gọi: “Lần trước đã dặn cậu là phải sửa chỗ này, vậy mà vẫn copy y nguyên mà không sửa là sao? Trong báo cáo ghi là ‘phấn đấu đến năm 2xxx đạt kết quả là…’ thì khi copy vào luận án phải sửa lại là ‘đến năm 2xxx đã đạt được…’ chứ. Bây giờ đã qua năm 2xxx rồi còn gì”. Quay sang mình, phân bua: “Nhắc đi nhắc lại rồi mà nó vẫn quên. Cái thằng, sao mà dốt thế”." 
Thi tốt nghiệp phổ thông trung học, copy bằng tay mà không sai một chữ, kể cả ngoặc đơn thì thật tài. Làm NCS, copy bằng máy nên chính xác tuyệt đối là đúng, có gì mà dốt, máy "dốt" à. Mình thấy người đưa hồ sơ luận văn để NCS copy thành luận văn của mình mà chưa sửa cho đúng trước đi mới gọi là ... dốt chứ, đã nghéo tay hợp đồng rồi, thoả thuận rồi sao làm thế, chê ai.
Lại nói về chuyện học và các loại bằng cấp ở bài trên. Theo mình thì gọi là tại chức hay tại lễ, hoặc tại đêm, tại tết, tại chủ nhật, hoặc phản cảm hơn tại trên, tại dưới, tại sấp, tại ngửa cũng được miễn là tại đủ và đạt là chuẩn. Học vào lúc nào thì học (ngày lễ, ngày tết, ngày chủ nhật), học ở vị trí đang làm việc nào thì học (có chứa danh : Tại chức, đang làm thuê : Tại thuê, nghề tự do : Tại tự do, làm ô sin : Tại ô sin) miễn là học đủ tín chỉ và thi kiểm tra đạt tất cả các tín chỉ (kể cả thực nghiệm, thí nghiệm) là được cấp bằng phù hợp. Đấy là nói học như thế nào đối với tất cả những người học có nhu cầu được cấp bằng đã đạt trình độ X, Y, Z về từng cấp học hoặc chuyên ngành học, không nói tới những người học không có yêu cầu được cấp bằng và không đề cập chút gì về học như thế nào (cách học, phương pháp học) của mỗi cá nhân người học. Tất nhiên ta cũng đều hiểu bằng cấp là phó bản, trình độ của người được cấp bằng mới là chính bản, phó bản thì có thể copy như thạc sĩ trên, chính bản thì phải nói ra, viết ra, làm ra mới biết. Cái bằng ấy (phó bản) viết tên cái người ấy đã đạt trình độ ấy (chính bản), đơn giản vậy thôi, như vậy thì đâu có phải phân biệt tại Dì (xin đọc là gì - Cậu đánh máy sai) theo thời gian thực học hay nói quậy như trên là theo tư thế học, Dì như thế nào cũng được, miễn đủ và đạt những Dì. Học thế nào là vậy.
Xin nói thêm về ý rúc rào. Ai chả muốn rúc rào, nếu rúc rào mà được sử dụng, thậm chí sử dụng với thù lao và được vinh danh hơn hẳn học chính quy, ai cũng muốn. Mình đã từng nghĩ : Nếu hồi đó không về phục viên, không thi theo diện thí sinh tự do để vào học chính quy, mà chuyển nghành rồi học tại chức thì chắc chắn là có thời gian đóng bảo hiểm (thời gian công tác) liên tục dài hơn 6 năm, có mức lương cơ bản cao hơn, sẽ được trả lại bảo hiểm nhiều hơn và lương hưu cao hơn, chưa kể theo "trào lưu" thời mình công tác sẽ "có thể" được thù lao và vinh danh cao hơn. Học thế nào còn do dùng thế nào là vậy, cái "có thể" đã khuyến khích cái học thế nào cũng là vậy. Học thế nào là vậy!
Cũng xin coi như viết tiếp cho HỌC GÌ.  trong vài suy nghĩ gần đây tại  CÙNG CÁC GIÁO.  về GIÁO DỤC, GIÁO DỤC.

Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

CHIẾM CHỖ.

Mỗi người khi sinh ra là một sự chiếm chỗ hữu hình, Tôi đã sinh ra. lớn lên tiếp tục chiếm chỗ trong cuộc sống này. Nghiễm nhiên là tự chiếm, khi ăn, khi ngủ, khi chơi, cả khi bị bệnh trong bệnh viện, mọi khi, mọi lúc đều tự chiếm một không gian nào đó, khoảng không gian tự tại, chính mình.
Sự chiếm chỗ trước tiên là chiếm không, thời gian bằng thể tích vật chất của cá nhân mỗi người, dù to nhỏ, gầy béo, cao lùn khác nhau. Vì con người cụ thể là chất rắn nên không hòa được vào nhau như thường nói hai tâm hồn hòa lẫn vào nhau, do vậy dẫu vào lúc hòa hợp đáng yêu đó của mỗi đôi người vẫn cứ trên, cứ dưới, bên phải hay bên trái phân minh. Khi ăn, khi chơi, lại càng vậy, có thể món ăn rất khác nhau về thực phẩm hay cách chế biến cùng một thực phẩm, càng rất, rất khác nhau nữa về tiền cho mỗi bữa ăn, vẫn chiếm cùng một chỗ ăn (không tính chi li đơn vị thể tích), cùng một chỗ chơi, cùng là chiếm chỗ như nhau. Khi làm việc cũng vậy, có cá nhân chiếm chỗ Tổng giám đốc, chiếm chỗ Chủ tịch nước, chiếm chỗ nông dân, công nhân, hay là nghề tự do, giúp việc gia đình, cùng chiếm một chức danh chung làm việc, khác chức danh cụ thể Chủ tịch hay Hót rác mà thôi. Có những cá nhân ít xê dịch, di chuyển, có cá nhân liên tục xê dịch di chuyển cho công việc (ở Việt nam hay gọi là công tác ấy mà), cho chơi theo ý cá nhân (hay gọi là du lịch cho sang) thì cũng là cùng chiếm chỗ liên tục theo thời gian chỉ khác không gian mà thôi. Lại bàn về sự khác trong chiếm chỗ, ăn khác, ngủ khác, nghỉ khác, chơi khác, đều rất khác về sử dụng vật chất, vật chất ăn, vật chất ngủ, vật chất nghỉ và vật chất chơi, mỗi người một thứ. Cho dù có sự phân biệt về sang hèn cái vật chất ăn, chơi, ngủ, nghỉ ấy thì ước mong về nó, nơi mỗi người nhiều khi lại trái ngược với sang hèn. Có người xê dịch cả đời nhưng vẫn áy náy vì chưa đến được nơi ấy một lần, nơi mà con người cụ thể được gọi là thảo dân chưa đi quá vài chục kilômét suốt cuộc đời mình, nơi mà cá nhân được gọi là Chủ, là Tổng cho đến cuối cuộc đời vẫn chỉ là mong ước, mong muốn được đến một lần. Có người đã gặp hàng vạn, hàng triệu người trong cuộc đời mình theo chức danh công tác, lại mãi mãi chỉ là mơ về một người, ước được cùng người một lần giao đãi mà chưa thỏa. Thế đấy, cùng là chiếm chỗ ngang nhau, bình đẳng trong không thời gian, vẫn khác đến vô cùng mỗi sự chiếm được định danh, được so sánh trong mỗi và trong mọi người, vẫn khác đến vô tận trong muốn chiếm, chiếm quyền, chiếm tiền và chiếm người với được chiếm. Sự chiếm chỗ của mỗi người để tự là mình thì tự nhiên nhi nhiên. Dân gian có thể tự ti hay tiêu cực hoặc thật vô tư trong ca dao khi nói rằng :
Vua Ngô 36 cái tàn vàng
Chết xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa chổm uống rượu tì tì
Chết xuống âm phủ, kém gì vua Ngô.
Hôm nay ngày 17/10/2014 đánh dấu 60 năm Tôi chiếm chỗ trong cuộc sống trên thế gian này, Bố, Mẹ đã cho tôi sự chiếm chỗ này, bạn bè, Vợ, Con, những người thân đã cùng giúp tôi chiếm chỗ đến hôm nay. Dẫu đã nói vẫn xin được nói, Tôi chiếm chỗ ra sao :
Tên Tôi một nửa vòm toilet
Một nửa loài người một nửa chiếu chăn
Trong lòng bạn tên tôi một nửa
Với mỗi người thân mỗi nửa trong tôi.
Dẫu đã viết, đã đưa trong blog này, vẫn xin gom lại một vài trong đó đã cùng tôi chiếm chỗ như nào khi tự luận bởi Tôi :    BIÊN GIỚI.;    BỐN CHỤC NĂM RỒI VÀ TOÁN VÀ CHÂU.;  VẪN.;  NGOÀI 8/3.;  CHỢT NHỚ ANH TÀI.;  AI LÀM DỰ ÁN.;  HIỀN TẮM.;  HOÀI.; và  HOÀI NHỚ.;  TÌNH ĐỜI ĐỜI.;  TIỂU CHỦ.;  và  VÔ CHIÊU.;   TẦN CÚC.;  và  TẶNG CÚC.;  BẠN TÔI VÀ ĐẬP VÀO BỜ.;  và   DUYẾN NHỈ.;  VIÊN SỎI.;  ANH TUẤN.;  3C.;  10A(1).  và  10A(2).  và  VÔ TƯ THẦN TIÊN 10A(3).;  THƯỜNG TẠO THÀNH SỰ NGHIỆP.;  BẠN GIÁO.;  và  GIÁO THÂN.;  PHÁT SÁNG.;  KIẾP NÀO.;  QUANG TIẾN.;  YÊU THẾ.;  GIÒ LỤA.;  Mở ra là biên giới, cái biên giới mây ấy mà, khép vào là giò lụa, trong cái ngoặt gấp khúc cong cong ấy nhỉ (xin di chuột vào đấy, từng tên bài, nhấn để mở ra và đọc). Và chung nhất là tự luận về sự chiếm chỗ của thế hệ Tôi trong mấy chục năm qua với cảm quan của chính Tôi trong bài  THÀNH CỤ.


  Thành Cụ Cháu mình, chiếm chỗ đời ba.

Thế hệ Tôi, một thế hệ Việt nam rất lạ, sống trong thời kỳ biến động nhanh chóng và dữ dội nhất của lịch sử dân tộc, rất nhanh chóng tự mình trải qua biến cải chỉ trong vài chục năm, từ người nông dân thực thụ, thành người thừa hưởng nền văn minh nhân loại, từ đi bộ, xe đạp, xe máy đến ô tô, máy bay, từ tự cung, tự cấp các vật phẩm tiêu dùng cơ bản đến sử dụng các vật phẩm công nghệ hiện đại sản xuất trên toàn thế giới, điện thoại di động, tiếp xúc người - người qua internet, từ thế giới quan cây đa, bến nước, sân đình đến thế giới phẳng trên màn hình điện toán, phẳng lỳ theo không và thời gian thực để cùng lúc nhận biết được nhiều nơi nhiều chỗ, phẳng đến mức mà tác giả của cuốn sách "Thế giới phẳng" Thomas L.Friedman đã phải thốt lên sau gần một thập niên xuất bản sách : “Nhìn lại, những gì tôi viết trong cuốn ‘Thế giới phẳng’ đã không còn đúng. Hiện nay, thế giới của chúng ta không phải là ‘thế giới phẳng’ mà là ‘thế giới rất rất phẳng!’ So với thời điểm tôi viết cuốn sách đó, thế giới hiện nay đã ‘phẳng’ hơn rất nhiều.” 
Từ ngắm đít trâu đến nhận biết toàn cầu, thật lạ kỳ thế hệ đã chiếm chỗ như vậy, rất nhanh chỉ trong một thế hệ người, thế hệ chúng tôi.
Cũng xin nói thêm về sự chiếm chỗ dài lâu mãi mãi mà dân gian vẫn gọi "sinh ký, tử quy" hay "sống gửi, thác (chết) về" theo cách nghĩ của Tôi đã hai chục năm có lẻ :

Xin chào nhé

Nào có xa đâu mà phải tiễn
Nghĩa trang kia đầu xóm thôi mà
Xin chào nhé Tôi đi thanh thản
Về nơi xa dù rất gần người.

Xin chào nhé không cười khóc nữa
Khóc đủ rồi cười cũng không thêm
Người ta sống đâu theo tuổi tác
Vui buồn nhiều là thọ đấy thôi.

Xin chào nhé hẹn nhau dưới đó
Chúc trên này cười khóc thoả thuê
Cho ai đó hay cho ta đó
Khóc hay cười cũng cõi lòng ta!

Xin chào nhé tôi đi trước nhé
Phía xa kia quyến rũ tôi rồi!
Chưa nghe kể chưa từng được biết
Sẽ ra sao nơi ấy buồn vui?

Tôi đọc sách không ít, xem trên mạng hàng ngày vẫn "Chưa nghe kể chưa từng được biết, sẽ ra sao nơi ấy buồn vui?". Và sau nữa một lời đã nói, sẽ nói và vẫn muốn nói dẫu để vui, vui : Hôm qua (lúc nào cũng hôm qua nếu còn có thể) đi xem bói, thầy bói dặn đi dặn lại, 50 năm nữa Anh có hạn rất nặng, phải cúng may ra qua khỏi. Tôi nói lời này để sống, và Tôi cũng hiểu rằng "Đắc nhất nhật, quá nhất nhật" :
” Hãy chia đời sống ra thành từng ngăn tách biệt nhau, mỗi ngăn là một ngày.”
Vì thế chúng ta đừng lo tới ngày mai ( chứ không phải không nghĩ gì đến ngày mai, bạn cứ nghĩ tới ngày mai đi, nhưng đừng lo gì cả.). vì ta chỉ lo ngày hôm nay thôi cũng đủ khổ rồi.
Bất kỳ ai cũng có thể làm công việc hằng ngày của mình, dù nặng hay nhẹ cũng có thể sống một cách êm đềm, trong sạch và đầy ý nghĩa từ lúc bình minh đến hoàng hôn, phải cuộc đời chỉ bấy nhiêu thôi.
  Hôm nay là một ngày sống mới, một chiếm chỗ mới của Tôi, Tôi chiếm chỗ trong cuộc sống này cùng người thân, bạn bè gần xa, Tôi đang viết là Tôi đang chiếm chỗ Tôi. Chiếm chỗ Tôi cho Tôi, cho người thân (cho Con) và bạn bè, chiếm chỗ.



Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Thứ Năm, 2 tháng 10, 2014

CÙNG LÀ TIỀN.

Trong các hoạt động nào đó, nếu thu được bằng tiền thì con người sẽ quan tâm đến lỗ và lãi, tức hiệu số tiền thu vào và chi ra cho hoạt động ấy, hoạt động này gọi là kinh doanh. Hoạt động kinh doanh được thực hiện dựa trên lợi nhuận. (cứ như chép ấy nhỉ).
Trong các hoạt động nào đó, không được thu bằng tiền mà con người chỉ quan tâm đến hiệu quả, tức sự thu hút hay hưởng lợi chung được mang lại, hoạt động này gọi là hoạt động xã hội. Hoạt động xã hội được gọi đa dạng hơn, công ích, từ thiện, nhân đạo, tài trợ, nhưng có thể gọi chung là dựa trên lợi ich của con người, các hoạt động phi lợi nhuận. (cứ như chép ấy nhỉ).
Hoạt động nào cũng là chi phí, mọi hoạt động sống của con người đều phải chi phí. Chi phí nuôi sống bản thân, gia đình, chi phí cho hoạt động kinh doanh, chi phí cho hoạt động xã hội. Các chi phí này được định giá tiêu hao bằng tiền hoặc tiêu hao bằng hoạt động sống của con người, thường là cả hai và được đền đáp bằng lợi nhuận hay lợi ích. Nói đến cùng là chi phí cho lợi nhuận hoặc lợi ích kỳ vọng. Với lợi nhuận là số tiền hoặc vật chất quy tiền thu được thông qua hoạt động, với lợi ích là sự tiện dụng mang lại cho mình hoặc cho người. Chi phí  để đạt được lợi nhuận hoặc lợi ích, mọi hoạt động của con người đều là như vậy và đều dựa trên tính toán rằng : Chi phí nhỏ nhất, lợi ích lớn nhất. Cùng là tiền.
Lợi ích đến lượt nó lại được định trên hệ quy chiếu nào như thông thường hay bàn là con cá hay cần câu. Đói thì cần cá ăn ngay cho khỏi chết, có ăn lưng lửng rồi thì muốn cần câu với hy vọng tự mình không đói vào ngày mai. Bệnh thì cần chữa ngay để khỏi chết, chưa bệnh thì nghĩ ra cái cách để phòng. Câu chuyện của thằng Bờm là điển hình cần con cá, điển hình của việc định giá kinh tế với Phú ông theo nguyên tắc vừa giá. Bờm không hy vọng hão vào "hữu nghị viển vông" với Phú ông, không phụ thuộc toan tính của Phú ông, không trông chờ vào con chuột to, tính toán của Bờm là ăn ngay, ngang giá vào thời điểm và chào, hy vọng có cái gì đó nữa để được đàm phán tiếp.
Thủ tướng nói rất đúng về "hữu nghị viển vông" tức là nói tới đổi ngang giá và chào, hy vọng có đàm phán với "bạn to" tiếp sau - Ghi riêng : Thủ tướng tâm sự rằng, Ông tự tra từ điển từ "viển vông" để phát biểu điều này. Thủ tướng cũng nói đúng "Đi nhiều, Tôi thấy các công trình từ thiện và nhân đạo phần lớn do các doanh nghiệp nhà nước làm". Sao Thủ tướng chưa nói hết ra rằng : Nếu khoán vốn (tiền và sử dụng tài nguyên) cho các doanh nghiệp nhà nước và yêu cầu các doanh nghiệp đó thực hưởng cùng một chính sách kinh doanh, thu thuế bình đẳng như các doanh nghiệp tư nhân, dùng thuế thu được đó, khoán xây dựng các công trình từ thiện và nhân đạo thì chi phí công trình sẽ nhỏ nhất và lợi ích lớn nhất. Bởi cứ cho là các công trình từ thiện, nhân đạo do các doanh nghiệp nhà nước đã làm mà Thủ tướng trông thấy là tuyệt đối trong sạch, không tham nhũng, lãng phí, chất lượng tốt, thì trên thực tế hiển hiện nó đã dềnh dang, chi phí quảng bá trong suốt quá trình thi công, khi khai trương, khánh thành rất lớn. Điều tuyệt đối trong sạch này là tuyệt khó hay tuyệt không có, vì đây là cơ hội để nâng cao chi phí của những người được thừa hành thực hiện, mấy khi được làm? giá thành đơn chiếc? thi công xa doanh nghiệp? nguyên vật liệu nhỏ lẻ? nhiều lắm cơ hội. Hãy xem, các sản phẩm chính là con đẻ của doanh nghiệp còn thường lạm dụng vào những điều tuyệt đối trong sạch, huống chi là con nuôi công trình từ thiện, làm để chứng tỏ người đứng đầu doanh nghiệp đã quan tâm và để báo cáo thành tích. Đấy là nói giá thành công trình, còn lợi ích công trình thì sao, người dân sử dụng công trình nói sao? Vì người chi tiền là doanh nghiệp nhà nước còn người hưởng lợi là dân, lợi ích kỳ vọng vào công trình cụ thể có trùng khít không? Trong đời sống hàng ngày, người dân chi tiền của mình, cho bản thân mình mà còn tự than : Biết thế không chi nữa, phí tiền. Huống chi doanh nghiệp nhà nước chi hộ nhỉ? Đằng này người chi cứ chi, người hưởng cứ hưởng, người chi cứ chi theo gợi ý của địa phương, không biết người thụ hưởng là ai?  "cần" hay "con" không biết nhỉ?
Điều này thì đúng :
Tiền của dân, dân chi cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của dân (lại như chép).
Tiền của nhà nước, nhà nước chi cho quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhà nước (như chép).
Nhưng cùng chi cho và cùng là tiền để chi, mà vấn đề có khác nhau như thế này. Người dân chi tiền thì có thể phải chịu trách nhiệm trước thân nhân của mình, nếu có sự liên hệ với thân nhân về tài sản chi. Nhà nước chi tiền thì chắc chắn phải chịu trách nhiệm trước nhân dân mình, tài sản nào cũng của nhân dân, tiền nhà nước in, tiền thu ngân sách các loại, tiền nhà nước bán được công sản, vậy thôi. Trách nhiệm với đồng tiền rất khác nhau, với những đối tượng chi khác nhau là vậy, một đằng phải công khai, minh bạch với nhân dân, một đằng có thể chỉ với một, hoặc một vài người. Cùng là tiền.