Thứ Sáu, 24 tháng 10, 2014

HỌC THẾ NÀO.

Mình chợt nhớ chuyện vui trong thi tốt nghiệp phổ thông trung học, cũng có thể trong thi đầu vào đại học. Một thí sinh thi xong, nói chuyện cùng ông Anh đã ném phao cho mình : 
- Anh : Thế nào? Có chép được hết không?.
- Thí sinh : Thời gian thoải mái, giám thị coi dễ, chép hết không bỏ chữ nào, thật tuyệt.
- Anh : Sao không bỏ chữ nào, phải bỏ đi một đoạn chứ!
- Thí sinh : Đoạn nào?
- Anh : Thì đoạn sai. Tao đã mở ngoặc ghi rõ (không chép đoạn này) rồi mà.
- Thí sinh : Thì Em cũng chép thế, kể cả ngoặc đơn như của Anh. Thầy chấm phải hiểu chứ! ớ .. ớ.
Nay đọc đoạn này trong bài đã dẫn "5. Đồng nghiệp, hướng dẫn nghiên cứu sinh. Sau khi đọc nội dung NCS gửi, thấy rút điện thoại ra gọi: “Lần trước đã dặn cậu là phải sửa chỗ này, vậy mà vẫn copy y nguyên mà không sửa là sao? Trong báo cáo ghi là ‘phấn đấu đến năm 2xxx đạt kết quả là…’ thì khi copy vào luận án phải sửa lại là ‘đến năm 2xxx đã đạt được…’ chứ. Bây giờ đã qua năm 2xxx rồi còn gì”. Quay sang mình, phân bua: “Nhắc đi nhắc lại rồi mà nó vẫn quên. Cái thằng, sao mà dốt thế”." 
Thi tốt nghiệp phổ thông trung học, copy bằng tay mà không sai một chữ, kể cả ngoặc đơn thì thật tài. Làm NCS, copy bằng máy nên chính xác tuyệt đối là đúng, có gì mà dốt, máy "dốt" à. Mình thấy người đưa hồ sơ luận văn để NCS copy thành luận văn của mình mà chưa sửa cho đúng trước đi mới gọi là ... dốt chứ, đã nghéo tay hợp đồng rồi, thoả thuận rồi sao làm thế, chê ai.
Lại nói về chuyện học và các loại bằng cấp ở bài trên. Theo mình thì gọi là tại chức hay tại lễ, hoặc tại đêm, tại tết, tại chủ nhật, hoặc phản cảm hơn tại trên, tại dưới, tại sấp, tại ngửa cũng được miễn là tại đủ và đạt là chuẩn. Học vào lúc nào thì học (ngày lễ, ngày tết, ngày chủ nhật), học ở vị trí đang làm việc nào thì học (có chứa danh : Tại chức, đang làm thuê : Tại thuê, nghề tự do : Tại tự do, làm ô sin : Tại ô sin) miễn là học đủ tín chỉ và thi kiểm tra đạt tất cả các tín chỉ (kể cả thực nghiệm, thí nghiệm) là được cấp bằng phù hợp. Đấy là nói học như thế nào đối với tất cả những người học có nhu cầu được cấp bằng đã đạt trình độ X, Y, Z về từng cấp học hoặc chuyên ngành học, không nói tới những người học không có yêu cầu được cấp bằng và không đề cập chút gì về học như thế nào (cách học, phương pháp học) của mỗi cá nhân người học. Tất nhiên ta cũng đều hiểu bằng cấp là phó bản, trình độ của người được cấp bằng mới là chính bản, phó bản thì có thể copy như thạc sĩ trên, chính bản thì phải nói ra, viết ra, làm ra mới biết. Cái bằng ấy (phó bản) viết tên cái người ấy đã đạt trình độ ấy (chính bản), đơn giản vậy thôi, như vậy thì đâu có phải phân biệt tại Dì (xin đọc là gì - Cậu đánh máy sai) theo thời gian thực học hay nói quậy như trên là theo tư thế học, Dì như thế nào cũng được, miễn đủ và đạt những Dì. Học thế nào là vậy.
Xin nói thêm về ý rúc rào. Ai chả muốn rúc rào, nếu rúc rào mà được sử dụng, thậm chí sử dụng với thù lao và được vinh danh hơn hẳn học chính quy, ai cũng muốn. Mình đã từng nghĩ : Nếu hồi đó không về phục viên, không thi theo diện thí sinh tự do để vào học chính quy, mà chuyển nghành rồi học tại chức thì chắc chắn là có thời gian đóng bảo hiểm (thời gian công tác) liên tục dài hơn 6 năm, có mức lương cơ bản cao hơn, sẽ được trả lại bảo hiểm nhiều hơn và lương hưu cao hơn, chưa kể theo "trào lưu" thời mình công tác sẽ "có thể" được thù lao và vinh danh cao hơn. Học thế nào còn do dùng thế nào là vậy, cái "có thể" đã khuyến khích cái học thế nào cũng là vậy. Học thế nào là vậy!
Cũng xin coi như viết tiếp cho HỌC GÌ.  trong vài suy nghĩ gần đây tại  CÙNG CÁC GIÁO.  về GIÁO DỤC, GIÁO DỤC.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét